Nhận định bóng đá, Pháp vs Bosnia & Herzegovina (1 giờ 45 ngày 2.9): ‘Gà trống’ sẽ lại gáy vang
Chiều nay 25.2, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về xử lý sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, theo chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế.Trước đó, ngày 24.2, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết Bé trai 1 ngày tuổi bị sốc phản vệ rồi tử vong sau khi tiêm thuốc dự phòng giang mai tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau. Với sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận định, đây là tai biến y khoa. Vì vậy, đề nghị bệnh viện thực hiện các quy định chuyên môn của luật Khám bệnh, chữa bệnh để kết luận, xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có).Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Cà Mau, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau liên hệ, tổ chức gặp gỡ động viên, chia sẻ đối với gia đình người bệnh; phối hợp với cơ quan bảo hiểm và các đơn vị liên quan có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bệnh cũng như người hành nghề và bệnh viện. Đồng thời, khẩn trương thành lập hội đồng chuyên môn rà soát tất cả các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc đã thực hiện trên người bệnh từ lúc nhập viện đến khi xảy ra tai biến gây tử vong, đặc biệt trong chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị giang mai bẩm sinh theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai đã được Bộ Y tế ban hành. Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị sở y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, rà soát, củng cố, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế về hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa. Sở Y tế Cà Mau cần khẩn trương triển khai các nội dung trên và cập nhật báo cáo đầy đủ và kết luận của hội đồng chuyên môn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 28.2.Dân mạng bất ngờ và bàn tán việc Ý Nhi đại diện thi Hoa hậu thế giới
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Xót xa cậu bé 13 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ
Chống bó cứng phanh ABS
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân thủ đô là chủ trương đúng đắn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thành ủy Hà Nội và là nhiệm vụ cần thiết triển khai ngay.Để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm; rút ngắn thời gian triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Hà Nội khẳng định sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch."Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND Q.Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất…", văn bản nêu rõ.Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng... Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.Giữa hồ Hoàn Kiếm có Tháp Rùa, là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ. Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884 - 1886. Ngoài ra, tọa lạc trên đảo ngọc trong hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, là di tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng "Thánh" và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thủy chiến của quân đội Đại Việt…Hiện ở phía đông hồ Hoàn Kiếm là phố Đinh Tiên Hoàng, có chiều dài khoảng 900 m. Phố Đinh Tiên Hoàng khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như trụ sở UBND TP.Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân, vườn hoa Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, (nơi gặp nhau của các phố Lê Thái Tổ - Cầu Gỗ - Hàng Gai - Hàng Đào).
Chelsea ‘vắt chân lên cổ’ ở những ngày cuối thị trường chuyển nhượng
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.